$596
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của bongdaso nét. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ bongdaso nét.Năm 2025, Chính phủ đang đặt ra mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8%, ổn định vĩ mô, và thúc đẩy những động lực tăng trưởng mới 2 con số từ năm 2026, khởi đầu kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Theo tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, đây là biểu tượng của ý chí, khát vọng Việt Nam vươn tầm quốc gia kinh tế, cực tăng trưởng mới của khu vực.Phát biểu tại tại Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại, diễn ra ngày 11.2.2025, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Quản trị HDBank cho biết hoàn toàn nhất trí với các mục tiêu tăng trưởng GDP 8% và tăng trưởng tín dụng 16% trong năm nay."Chúng ta đang đứng trước một thời khắc quyết định khi tăng trưởng GDP 8% không phải là giấc mơ xa vời mà là mục tiêu khả thi, chuẩn bị cho giai đoạn phát triển bền vững tiếp theo, khi chúng ta hành động quyết liệt, với sự đồng lòng, đồng hành của cả hệ thống", bà nói.Theo nữ tỉ phú, nền tảng đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng chung của nền kinh tế ở mức cao và chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống, có thành quả của năm 2024. Trong đó, góp phần vào sự phát triển chung của toàn ngành ngân hàng, HDBank đã có hành trình đổi mới không ngừng nghỉ hơn 10 năm qua, với tốc độ tăng trưởng cao, bình quân 25-30%/năm, chất lượng tài sản tốt, chỉ tiêu tài chính an toàn và bền vững, cung cấp vốn tối ưu cho nền kinh tế."Năm 2024, HDBank thu nộp ngân sách khoảng 5.200 tỉ đồng. Các doanh nghiệp khác mà chúng tôi tham gia đã đóng góp hơn 15.000 tỉ đồng cho ngân sách, không bao gồm tiền sử dụng đất. Chúng tôi tạo 24.000 việc làm trong ngành ngân hàng, và trên 40.000 việc làm trong doanh nghiệp khác", bà Thảo cho hay. Đây thực sự là những con số "tiền tươi thóc thật" cho thấy sự đóng góp lớn lao cho kinh tế - xã hội từ các công ty, thành viên do nữ tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đầu tư, lãnh đạo và dẫn dắt.Đáng chú ý, liên quan đến các hoạt động đối ngoại kinh tế và hình ảnh gặp gỡ với nhà lãnh đạo, tỉ phú lớn thế giới vừa qua, bà Thảo cho biết mới đây, khi gặp Tổng thống Donald Trump, bà đã khẳng định quan hệ đối tác chiến lược Việt - Mỹ, 30 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ. "Chúng tôi đang thực hiện hợp đồng trị giá 48 tỉ USD và đang thương lượng tăng lên 64 tỉ USD, tạo ra gần 500.000 việc làm cho người Mỹ. Với thị trường Việt - Trung chúng tôi hướng tới 75 năm quan hệ ngoại giao trong năm 2025 này với các hoạt động kinh tế có các doanh số đáng kể giữa hai nước. Chúng tôi là đối tác của Liên Hợp Quốc, Unesco phát triển kinh tế trên nền tảng tôn trọng các giá trị văn hóa, truyền thống, vị trí địa lý của các quốc gia, các dân tộc", theo tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo.Đối với hoạt động chuyển giao Ngân hàng Đông Á cho HDBank được Thủ tướng, NHNN phê duyệt, theo nữ tỉ phú, đây là một vinh dự và là trách nhiệm của ngân hàng trong việc đồng hành cùng Chính phủ và NHNN nhằm đảm bảo sự phát triển an toàn, bền vững của hệ thống tài chính - ngân hàng quốc gia.Tái cấu trúc Ngân hàng TNHH Một thành viên Đông Á trở thành ngân hàng số thế hệ mới, qua đó sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân trên khắp cả nước, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, lao động phổ thông tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp và thủ tục đơn giản nhất thông qua kênh số, cũng là một trong những chương trình được đặt lên hàng đầu trong thúc đẩy hoạt động HDBank năm nay.Nữ tỉ phú kiến nghị cơ quan quản lý tăng cường phương án hỗ trợ nhanh, kịp thời cho Đông Á Bank, để HDBank theo phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt, nhanh chóng khôi phục hoạt động và tăng cường nguồn tín dụng và dịch vụ ngân hàng cho doanh nghiệp, người dân.Đồng thời, kiến nghị NHNN tiếp tục giữ ổn định mặt bằng lãi suất tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng hơn. Hỗ trợ lãi suất cho các chương trình đầu tư nhà ở xã hội, tín dụng cho người lao động phổ thông. Có cơ chế khuyến khích phát triển tín dụng số hoá, điều hành tỷ giá linh hoạt, ổn định nhằm thu hút đầu tư và thúc đẩy xuất khẩu, khai thác các hiệp định EVFTA, CPTPP.Kết luận hội nghị trên, trong 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giao cho ngành, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu "tham gia tích cực vào 3 đột phá chiến lược quốc gia về thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực. Ngành ngân hàng cần huy động nguồn lực phát triển hạ tầng chiến lược và đóng góp vào đào tạo nhân lực cho kỷ nguyên phát triển mới".Có thể thấy giải quyết những vấn đề như kiến nghị của tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, sẽ vừa gia tăng động lực để ngành ngân hàng phát huy vai trò tiên phong dẫn dắt, vừa mở rộng để các ngành trong nền kinh tế năng động được thực hiện tốt hơn nữa các chỉ đạo của Thủ tướng.Khép lại bài phát biểu ấn tượng, tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo khẳng định: "Chúng ta không ngại thách thức chúng ta sẽ bứt phá mạnh mẽ. HDBank cam kết sẽ luôn là đối tác tin cậy, cung cấp dòng vốn hiệu quả, thúc đẩy tăng trưởng bền vững theo định hướng của Chính phủ, điều hành của NHNN, đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân Việt Nam. Tôi tin tưởng rằng chúng ta sẽ hiện thực hóa khát vọng một Việt Nam hùng cường!". ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của bongdaso nét. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ bongdaso nét.Bàn chân có thể tiết lộ nhiều điều về sức khỏe. Trên thực tế, một số bệnh nghiêm trọng sẽ dẫn đến những thay bất thường trên bàn chân. Đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh.Tim mạch và tiểu đường được xem là những "kẻ giết người thầm lặng". Nguyên nhân là vì chúng tiến triển âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu nhưng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).Dấu hiệu bất thường ở bàn chân cảnh báo những bệnh sau:Bệnh tim. Bàn chân là vị trí xa tim nhất. Các mạch máu ở ngón chân lại dễ bị tắc nghẽn do tích tụ cholesterol. Đây là lý do vì sao khi hệ thống tim mạch có vấn đề, người bệnh sẽ bị lạnh bàn chân, đôi khi kèm theo triệu chứng đau hoặc sưng phù.Ngày mới với tin tức sức khỏe mời bạn xem tiếp nội dung bài Dấu hiệu bất thường ở bàn chân cảnh báo bệnh tim, tiểu đường trên tin tức sức khỏe Thanh Niên Online ngày mới 3.3. Bạn cũng có thể xem thêm những tin bài khác về bàn chân như: 4 bất thường bàn chân cảnh báo đang có bệnh âm thầm tiến triển; Tác hại không ngờ của thói quen không rửa chân...Testosterone là hoóc môn rất quan trọng với nam giới vì ảnh hưởng đến nhiều chức năng sinh lý và sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, do tác động của tuổi tác, lối sống hoặc bệnh lý mà nồng độ testosterone sẽ suy giảm.Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, sự suy giảm testosterone này có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe lâu dài. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo giảm testosterone ở nam giới.Tăng mỡ bụng. Testosterone thấp có thể dẫn đến tăng cân, đặc biệt là tích tụ mỡ thừa quanh bụng. Tình trạng mỡ thừa tích tụ trên cơ thể quá nhiều sẽ ức chế khả năng tiết testosterone, dẫn đến sự mất cân bằng nội tiết. Không những vậy, các tế bào mỡ có thể chuyển đổi testosterone thành estrogen, khiến mức testosterone càng giảm nhiều hơn, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).Ngày mới với tin tức sức khỏe mời bạn xem tiếp nội dung bài 4 thay đổi sức khỏe ở nam giới do bị giảm testosterone trên tin tức sức khỏe Thanh Niên Online ngày mới 3.3. Bạn cũng có thể xem thêm những tin bài khác về nam giới như: Phát hiện sức mạnh kỳ diệu của nho đỏ đối với 'chuyện ấy' của nam giới; Dấu hiệu đi tiêu cảnh báo ung thư tuyến tiền liệt...Những người mà tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim sẽ dễ mắc bệnh này hơn. Do đó, họ cần bảo vệ sức khỏe tim bằng cách duy trì huyết áp, cân nặng, cholesterol khỏe mạnh và tránh một số thói quen có hại.Bệnh tim được xem là nghiêm trọng vì là một trong những nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất thế giới. Một số bệnh tim có tính chất di truyền như bệnh cơ tim phì đại, cơ tim giãn, cơ tim thất phải gây loạn nhịp hoặc tăng cholesterol máu có tính gia đình, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).Ngày mới với tin tức sức khỏe mời bạn xem tiếp nội dung bài 4 thói quen xấu người có tiền sử gia đình bị đau tim cần tránh trên tin tức sức khỏe Thanh Niên Online ngày mới 3.3. Bạn cũng có thể xem thêm những tin bài khác về thói quen như: Bác sĩ chỉ thói quen hằng ngày âm thầm hủy hoại cơ thể bạn sau tuổi 50; Thói quen không ngờ đang gây hại cho tim của bạn...Ngoài ra, trong ngày thứ hai 3.3 còn có nhiều tin bài sức khỏe khác như: Chuyên gia cảnh báo triệu chứng ở cổ có thể là ung thư thận; Phát hiện mới về thời điểm tốt nhất để ngủ trưa...Ngày mới với tin tức sức khỏe xin kính chúc các bạn một tuần mới nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui, làm việc hiệu quả. ️
Tham gia đại hội có tiến sĩ Đoàn Thanh Nô, Phó bí thư thường trực Đảng ủy, Phó chủ tịch thường trực Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) Việt Nam; ông Lê Song Tùng, Trưởng cơ quan đại diện khu vực phía nam, Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam cùng các lãnh đạo tỉnh nhà, các hội viên của 7 ban chuyên ngành.Đại hội đã công bố kết quả bầu cử BCH khóa VII (2025-2030): NSND Giang Mạnh Hà là Chủ tịch Hội VHNT, Phó chủ tịch thường trực: ông Phạm Văn Hoàng - Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Long Khánh, Phó chủ tịch: nhà văn Nguyễn Thị Oanh (bút danh Trâm Oanh).Đánh giá về đại hội, NSND Giang Mạnh Hà cho biết: "Tất cả các chương trình đề ra đều được giải quyết một cách suôn sẻ, chính xác, chặt chẽ, khoa học. Các báo cáo, góp ý và đề án nhân sự đều được đại hội nhất trí 100%. Điều đó chứng tỏ đại hội khóa VII hết sức tập trung, dân chủ, đoàn kết và đồng thuận cao".Ông Đoàn Thanh Nô, Phó bí thư thường trực Đảng ủy, Phó chủ tịch thường trực Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT nhìn nhận: "Hơn 17.000 tác phẩm mà Hội VHNT Đồng Nai đã gặt hái trong nhiệm kỳ trước - đều hướng tới giá trị chân thiện mỹ - chứng tỏ đây là thành quả của sự tham gia tích cực, hiệu quả vào công cuộc xây dựng, phát triển văn học nghệ thuật tỉnh nhà".Với việc những gương mặt trẻ tham gia vào BCH Hội VHNT Đồng Nai, nhiều hội viên bày tỏ sự tin tưởng và tín nhiệm về một nhiệm kỳ mới cùng những kết quả sáng tác đáng mong đợi. ️
Ngày 10.1, theo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, trong những năm gần đây, số lượng lao động nhập cư có xu hướng giảm. Cụ thể, tỷ lệ tăng dân số cơ học ở TP.HCM đã giảm từ 1,7% (tương đương có từ 170.000 - 180.000 người nhập cư) vào năm 2020 xuống còn 0,67% (khoảng 65.000 người) vào năm 2023.Nguyên nhân chính của thực trạng này là do các địa phương khác cũng đã phát triển nhiều khu công nghiệp và khu kinh tế, tạo cơ hội việc làm tương tự như TP.HCM.Bên cạnh đó, chi phí sinh hoạt cao, đặc biệt là tiền thuê trọ, cùng áp lực công việc và cường độ làm việc lớn khiến người lao động tại TP.HCM gặp nhiều khó khăn. Điều này khiến người lao động có xu hướng lựa chọn làm việc tại quê nhà thay vì di chuyển đến TP.HCM.Kết quả khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (thuộc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) với khoảng 2.000 doanh nghiệp, cho thấy các ngành như dệt may, giày da, điện tử, thương mại dịch vụ, lưu trú ăn uống và xây dựng sử dụng nhiều lao động nhập cư, đặc biệt là lao động phổ thông, không yêu cầu tay nghề cao. Nhiều doanh nghiệp trong số này có tỷ lệ lao động ngoại tỉnh lên đến hơn 60%.Do đó, khi người lao động chọn quay về quê làm việc, doanh nghiệp sẽ bị biến động nhân lực, nhất là ở các ngành dệt may, giày da, bán buôn và bán lẻ.Dấu hiệu rõ rệt cho sự biến động này là các doanh nghiệp thường xuyên tuyển dụng số lượng lớn nhân sự hoặc yêu cầu nhân viên làm thêm giờ. Nhiều doanh nghiệp phải tăng lương, phúc lợi và đưa ra nhiều chính sách thu hút lao động.Ngoài ra, sự giảm sút lao động nhập cư còn kéo theo nhu cầu tiêu dùng thấp hơn, có tác động không nhỏ đến các hoạt động dịch vụ thương mại và thị trường tiêu thụ hàng hóa.Tuy nhiên, theo Sở LĐ-TB-XH TPHCM, việc dịch chuyển lao động cũng mở ra nhiều cơ hội nhất định, điển hình là tạo động lực phát triển kinh tế cho các địa phương lân cận và cân bằng phân bố dân cư. Qua đó, thúc đẩy việc nâng cao năng suất lao động, đổi mới công nghệ.Trước một số ý kiến cho rằng việc giảm người nhập cư sẽ giúp giảm áp lực lên hạ tầng dịch vụ tại TP.HCM, Sở LĐ-TB-XH cho rằng đây chỉ là tác động tạm thời. Lâu dài, việc giảm tỷ lệ nhập cư tiềm ẩn nhiều hệ quả. Do đó, sở này cho rằng TP.HCM cần tập trung vào việc phát triển hạ tầng bền vững, cải thiện quản lý đô thị, đầu tư vào giao thông công cộng và công nghệ số để thích ứng với sự phát triển dân số một cách bền vững.Trong thời gian qua, TP.HCM đã triển khai nhiều giải pháp phát triển thị trường lao động, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đào tạo nghề, xúc tiến liên kết vùng để cung cấp nguồn nhân lực cho các lĩnh vực đang phát triển như công nghệ cao và kinh tế số.Ngoài ra, TP.HCM cũng đang thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội như xây nhà ở xã hội, mở rộng bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí và triển khai chương trình vay vốn ưu đãi để hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm... Qua đó, tạo động lực, sự gắn bó cho người lao động khi định hướng làm việc tại thành phố.Riêng về việc để giải quyết bài toán thiết hụt lao động trong các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, Sở LĐ-TB-XH cho biết UBND TP.HCM đã triển khai thực hiện Đề án Giải pháp giảm thâm dụng lao động.Thực tế, một số doanh nghiệp đã có kế hoạch dài hạn đã cải tiến dây chuyền sản xuất, ứng dụng công nghệ và tự động hóa để giảm phụ thuộc vào lao động phổ thông, hoặc chuyển nhà máy về các tỉnh.TP.HCM khuyến khích các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp sản xuất đổi mới công nghệ và giảm lao động phổ thông, quan tâm việc đào tạo nâng cao chuyên môn, kỹ năng nghề của người lao động. Đồng thời, cải thiện chính sách đãi ngộ, lương, thưởng để giữ chân lao động.Trong khi đó, người lao động cần chủ động nâng cao chuyên môn, xây dựng thái độ làm việc tích cực và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.Trước đó, vào tháng 11.2024, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức hội thảo đề tài vai trò của lao động di cư trong nước đối với sự phát triển TP.HCM và giải pháp chính sách về vấn đề lao động - việc làm trong tình hình mới.Tại hội thảo này, TS Nguyễn Thị Hoài Hương, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, cho biết đến nay vẫn chưa có thống kê chính thức về số liệu lao động di cư từ các tỉnh đến TP.HCM làm việc.Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 1.200 lao động di cư đến TP.HCM, cho thấy người di cư đến TP.HCM chủ yếu vì lý do kinh tế (93,8%).Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lao động di cư đang đối mặt với nhiều thách thức như chi phí sinh hoạt cao, thiếu chỗ ở, và khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục.Theo thông tin được cung cấp tại hội nghị này, tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội trong cộng đồng lao động di cư tại TP.HCM đạt 27,23%, trong đó, có 61,81% tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và 38,19% tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.Dù hiện nay số lượng người lao động di cư đến TP.HCM giảm, nhưng sự chuyển dịch cơ cấu lao động có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Điển hình là người di cư có trình độ học vấn cao hơn, thu nhập bình quân có xu hướng tăng, tỷ lệ tiền gửi về quê cũng gia tăng, giảm dần lao động ở các ngành thâm dụng lao động.Theo nhóm nghiên cứu, đại dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc đến lao động di cư tại TP.HCM, như một "bước ngoặt" dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế. Nhiều lao động di cư có xu hướng chuyển từ khu vực doanh nghiệp (nhà nước, tư nhân...) sang khu vực lao động tự do. TS Nguyễn Văn Lâm, nguyên Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, cũng cho rằng mặc dù TP.HCM đã có các chính sách hỗ trợ như nhà ở, học phí, bảo hiểm, đào tạo nghề, nhưng việc triển khai thực tế còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của lao động di cư.Ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, nhận định địa phương cần phải thay đổi góc nhìn và chính sách đối với lao động di cư. Ông đề nghị các cơ quan nhà nước cần có chính sách quản lý lao động tốt hơn, áp dụng quản lý thống nhất trên cả nước, không nên phân biệt địa bàn, lao động tại chỗ hay di cư. ️